Hầu hết các bạn trẻ khi học lập trình đều đã từng hỏi qua Front-end là gì? Front-end developer là làm gì? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như vậy, thì bạn có thể tham khảo bài viết này của tôi.
Bài viết này của tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về front-end và front-end developer. Nhưng trước tiên bạn đã biết gì về front-end chưa?
TÓM TẮT
1. Front-End Là Gì?
Rất nhiều người vẫn còn đang mơ hồ về front-end là gì? Hiểu một cách đơn giản thì front-end là sự kết hợp giữa lập trình và bố cục cung cấp sức mạnh cho hình ảnh, tương tác và khả năng sử dụng của website. Mỗi thứ trong số này được tạo độc lập và đi vào giao diện người dùng bằng cách sử dụng các ngôn ngữ web như HTML, CSS và JavaScript.
Nói một cách khác, phát triển Front-end trên trang web chính là sự phát triển giao diện người dùng. Nếu website được ví như một ngôi nhà, Front-end sẽ là phần bên ngoài đẹp đẽ mang lại nét đặc trưng cho ngôi nhà.
2. Front-End Được Phát Triển Như Nào
Phát triển front-end trên website không phải là công việc của một người. Thực tế, nó cần một nhóm người để tạo ra một trang web trông đẹp mắt và có cảm giác muốn sử dụng.
Thông thường, nhóm này sẽ bao gồm: Một Front-End Developer – người có công việc thực sự là viết mã cho các chức năng của website. Và một nhà phát triển UX hoặc UI là người sẽ làm việc với hình ảnh của trang web.
Trải nghiệm giao diện người dùng sẽ trải qua một vài giai đoạn phát triển khác nhau. Bao gồm việc phác thảo sơ bộ về luồng người dùng, nguyên mẫu (ví dụ hoạt động của trang web) và cuối cùng là thử nghiệm người dùng.
Đọc tiếp theo: Back-end developer là gì?
3. Bạn Đã Biết Gì Về Front-End Developer Chưa?
Đến đây chắc bạn cũng đã hình dung được phần nào công việc của một Front-End Developer. Đúng vậy. Nhà phát triển front-end chịu trách nhiệm đưa thiết kế giao diện người dùng của sản phẩm kỹ thuật vào website. Cũng như chuyển đổi các tệp thiết kế web thành mã có liên quan. Mọi thứ mà người dùng nhấp, đọc hoặc xem đều đã được một nhà phát triển front-end đưa vào.
Rất nhiều bạn trẻ bắt đầu với con đường lập trình từ vị trí lập trình viên Front-End bởi cơ hội nghề nghiệp cùng mức lương tương đối hấp dẫn. Vậy cần những gì để trở thành lập trình viên front-end?
4. Làm Thế Nào Để Trở Thành Front-End Developer
Bước quan trọng nhất để trở thành Front-End Developer là học HTML và CSS theo tiêu chuẩn cao. Hiện nay có rất nhiều khóa học trực tuyến và khi bạn đã có kỹ năng cần thiết, hãy thử xây dựng các trang web. Thử nghiệm với HTML, CSS và JavaScript để trau dồi khả năng của mình.
HTML Và CSS
Đây là hai ngôn ngữ cơ bản nhất để xây dựng lên giao diện một website. Thiết kế website sẽ không thể thực hiện được nếu như bạn không nắm chắc hai ngôn ngữ này.
HTML và CSS cúng là hai ngôn ngữ đầu tiên mà bạn cần học khi muốn trở thành một Front-End Developer.
JavaScript
JavaScript sẽ quyết định cách mà người dùng tương tác với trang web của bạn. Nói đơn giản thì nó là ngôn ngữ lập trình dùng để tạo ra tương tác giữa người dùng với giao diện website.
Cùng với HTML và CSS, Javascript là một phần không thể thiếu trong việc phát triển giao diện website. Đây cũng là vũ khí quan trọng mà không một lập trình viên front end nào muốn bỏ qua.
Đọc tiếp theo: Điều gì khiến JavaScript trở nên phổ biến
Thiết Kế Đáp Ứng Và Thiết Bị Di Động
Phần lớn người dùng truy cập trực tuyến qua điện thoại thông minh của họ hàng ngày. Chính vì thế, các trang web phải được tối ưu hóa để có thể tương thích và hoạt động trơn tru trên mọi thiết bị.
Phát Triển Trên Nhiều Trình Duyệt
Đây cũng là một kỹ năng hữu ích để khai thác. Các nhà phát triển giao diện người dùng đều có tham vọng phải trở nên thông thạo các nền tảng CMS. Điển hình nhất là WordPress, Drupal Và Magento. Các lập trình viên tương lai lên trang bị kỹ năng làm việc với hệ thống này để có ưu thế hơn.
Xem thêm: Đơn vị phát triển website đa lĩnh vực
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về front-end là gì? Và giải mã những điều cần biết về Front-End Developer. Dù bạn tìm hiểu thông tin với mục đích gì, VDO Software cũng hy vọng bạn có được thông tin hữu ích. Hẹn gặp lại các bạn ở những chia sẻ tiếp theo.