EN
Bởi: Tháng Chín 15th, 2020 Nhận xét (0)

Top 28 – Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp Và Cách Trả Lời

Khi hoạt động tuyển dụng cho doanh nghiệp diễn ra bạn có biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn các câu hỏi phỏng vấn nào không? Hay nhà tuyển dụng sẽ đánh giá câu trả lời ứng viên như thế nào? Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn khéo léo cho các câu hỏi được đặt ra để có được công việc phù hợp như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp 28 các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời mà chúng tôi tổng hợp được từ những sự đánh giá của các đơn vị hàng đầu.

Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình?

Mục lục


Nói ngắn gọn, dễ hiểu trong vòng 2 phút và cung cấp đầy đủ thông tin trọng tâm về vấn đề kinh nghiệm bản thân, thành tựu mà mình có được và đặc điểm tính cách nổi bật phù hợp với vị trí ứng tuyển, và sự cống hiến mà bạn có thể mang đến cho đơn vị.

Câu hỏi phỏng vấn đơn giản này tưởng chừng nhà tuyển dụng muốn biết chi tiết hơn về ứng viên nhưng họ lại kì vọng xa hơn về những gì bạn trả lời. Thông qua câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được ứng viên của mình có những tố chất gì phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp công ty cần tuyển.

Sở thích của bạn là gì?

Bạn hãy trả lời vắn tắt về sở thích của mình. Mục đích của câu hỏi này là xem bạn có những thói quen, sở thích hằng ngày nào gắn liền với công việc mà bạn đang ứng tuyển hay không, bạn có thực sự đam mê với công việc này hay không và câu trả lời phỏng vấn của bạn sẽ thể hiện tất cả

Thành tích của bạn đã đạt được trong công việc?

Đối với câu hỏi này, bên cạnh kể những thành tựu mà bạn đã đạt được thì cần phải kể được thế mạnh và năng lực bạn đem lại được giá trị gì cho công ty. Ngoài ra kể đến những quá trình khó khăn, thử thách, giải pháp cho công việc mà bạn đã từng làm. Và những kinh nghiệm mà bạn đã học được từ công việc cũ.Đây là lúc để bạn chứng minh bạn đã tâm huyết như thế nào đối với công việc của mình.

Trả lời phóng vấn mẫu

Tôi đã từng được chọn làm nhân viên chính thức chỉ với 2 tháng từ khi còn là thực tập sinh. Để lên được vị trí nhân viên SEO tôi đã phải rất kiên trì và nỗ lực học hỏi và rất ít người kiên trì vượt qua được. Thành tựu này đến từ việc tôi không ngừng nỗ lực học hỏi từ các anh chị đi trước và các tài liệu có liên quan. Và trong quá trình làm việc tôi đã gặp phải nhiều khó khăn nhưng tôi đều vượt qua được. Sau mỗi lần như vậy thì tôi lại học được nhiều điều mới từ công việc hơn

Kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực này là gì?

Câu hỏi này để xem bạn có phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển hay không. Câu trả lời của bạn phụ thuộc vào bạn đã nghiên cứu công ty và vị trí này kĩ càng đến như thế nào

Bạn giải quyết áp lực như thế nào?

Câu hỏi này thường xuất hiện trong phỏng vấn xin việc đặc biệt là các công ty quốc tế. Hãy chia sẻ đơn giản về cách bạn giải tỏa khi phải làm việc với một áp lực lớn từ công viêc.

Ví dụ:

Trong khi làm việc, nếu tôi cảm thấy bị áp lực tôi sẽ tìm một chỗ yên lặng để tâm trí mình được thư giãn. Sau khi bình tâm lại tôi bắt đầu sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc và hoàn thành từ những việc đơn giản nhất.

Ngoài ra hãy chứng tỏ bạn là một người có khả năng chịu áp lực tốt và bạn hoàn toàn ổn với những áp lực.

Sau đây là một vài cách diễn đạt điều này:

+ Tôi thấy áp lực tạo cho tôi sự mạnh mẽ và những đột phá trong công việc hơn
+ Tôi thấy áp lực rèn luyện con người tôi trở nên mạnh mẽ hơn và tôi cần biết những mục tiêu tôi cần đạt trước tiên

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn định hướng rằng bạn có thực sự đam mê với công việc này hay không. Và hãy xác định rõ hướng đi nghề nghiệp của bạn. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên Seo nhưng lại trả lời với nội dung kiểu: ” Em vẫn đang đi tìm một công việc phù hợp với mình thì chúng ta hiểu kết quả rồi đấy. Ít nhất hãy đưa ra câu trả lời có liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Câu châm ngôn yêu thích của bạn là gì?

Câu này thể hiện xem triết lý và quan điểm sống của bạn như thế nào. Thể hiện cách làm việc, thái độ, quan điểm với công việc

Bạn hãy nói kĩ hơn về kinh nghiệm của bạn tại vị trí này?

Câu hỏi xem kĩ năng làm việc của bạn có phù hợp với vị trí này hay không. Phụ thuộc vào cách bạn đã nghiên cứu công ty và vị trí này kĩ càng đến như thế nào.

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Với câu trả lời này bạn đừng ngần ngại hãy đưa ra mức lương mong muốn xứng đáng với năng lực của bản thân nhưng phải hợp lý . Nếu bạn offer một mức lương quá cao so với năng lực bản thân thì sẽ bị coi là ảo tưởng sức mạnh. Tuy nhiên đừng tự ti về bản thân rồi đưa ra mức lương quá thấp.

Hãy là người biết định giá bản thân và thấu hiểu thương trường trước khi phỏng vấn Theo nguyên tắc hãy đưa ra mức lương cao một chút so với kì vọng để lúc HR. deal xuống là vừa. Còn nếu HR nhận luôn thì nhận việc thôi. Và bạn nên hỏi về bảo hiểm xã hội, chế độ phúc lợi…

Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty của chúng tôi?

Câu hỏi này thì nhà tuyển dụng đánh giá xem động lực của bạn tại công ty với vị trí này là gì. Hãy đưa ra câu trả lời về tầm nhìn bản thân, muốn trở thành ai, sau đó kết nối lại với đặc điểm của vị trị ứng tuyển tại công ty. Các điểm mạnh và lợi thế của môi trường hiện tại

Bạn mong muốn gì khi vào làm việc tại công ty/vị trí này

Câu hỏi này để nắm rõ được tình hình và mong muốn của ứng viên khi vào làm tại vị trí công việc. Từ đó xem xét chế độ đãi ngộ và ngân sách của công ty.

Bạn kì vọng gì về cấp trên của mình?

Có thể người hỏi câu hỏi này là cấp trên của bạn khi vào làm việc. Hãy lựa chọn một câu trả lời hợp lý và hiệu quả và mang tinh thần cầu tiến và phát triển trong công việc hơn.

Vì sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?

Câu này cũng thường được hỏi trong khi phỏng vấn. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, đồng nghiệp cũ, sếp cũ…Dù bạn có nghỉ việc vì lý do gì đi chăng nữa thì hãy nói về nó một cách tích cực nhất có thể như tôi muốn thay đổi môi trường làm việc, học hỏi kinh nghiệm và học hỏi thêm những kiến thức mới.

Bạn đánh giá thế nào về công ty cũ của mình?

Với câu hỏi này bạn hãy kể về những trải nghiệm của bạn tại công ty cũ và tránh những câu trả lời tiêu cực. Và đừng để lộ thông tin tại công ty cũ vì điều này có thể gây hại đến bạn và bạn sẽ không được đánh giá cao vì làm lộ cơ mật công ty cũ

Bạn không hài lòng về điều gì ở công việc cũ?

Hãy tìm ra điểm khác biệt giữa công việc cũ và công việc bạn đang ứng tuyển và lấy đó làm lí do bạn nhảy sang công việc này. Và bạn cần một môi trường phát triển hơn

Những thành tựu tại công ty cũ của bạn?

Nếu bạn từng đạt được thành tựu gì đó ở công ty cũ, hãy chia sẻ nó và quá trình đạt được. Nếu bạn chưa có thành tựu nào thì hãy nói về thành tích bạn cảm thấy tự hào

Bạn hãy nêu ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân?

Với điểm mạnh thì hãy lựa chọn điểm mạnh phù hợp với vị trí đang làm và nhấn mạnh nó. Đồng thời hãy nêu ra các dẫn chứng đó trong công việc.

Với điểm yếu thì hãy thẳng thắn về điểm yếu của mình, nhưng phải kèm theo những giải pháp khắc phục nó. Và với cách trả lời phóng vấn thì bạn hoàn toàn có thể biến điểm yếu thành điểm mạnh của mình

Bạn nghĩ sao nếu thường xuyên phải tăng ca tại công ty?

Câu hỏi này nhằm xem trách nhiệm công việc của bạn đến đâu.
Nên trả lời mang tính tích cực và tinh thần xây dựng phát triển cho công ty.

Bạn hiểu sao về công việc này?

Ngoài những mô tả công việc bạn hoàn toàn có thể quan sát với tình hình thực tế tại công ty. Và đưa ra được những giải pháp, các công việc cần làm, mục tiêu nhất định. Hãy nghiên cứu trả lời sao cho phù hợp với yêu cầu của công ty.

Vì sao bạn không có việc làm trong thời gian vừa qua?

Cho dù vì bất kể lí do gì thì hãy đưa ra những câu trả lời khôn ngoan và thực tế. Bạn có thể trả lời thẳng thắn do dịch covid, công ty cắt giảm nhân sự, hay muốn dành thời gian đánh giá xem lại bản thân hoặc đi học thêm nghiệp vụ để nâng cao bản thân…

Nếu sếp và bạn bất đồng quan điểm thì bạn sẽ làm gì?

Trong công việc thì cũng có lúc mỗi người một quan điểm và thường xảy ra tranh cãi xung đột lẫn nhau. Thay vì tranh cãi hãy để thì bạn nên đưa ra những giải pháp, vấn đề chưa giải quyết được của sếp. Và phân tích rõ cái lợi và hại của vấn đề đó với tinh thần đóng góp tích cực.

Bạn có câu hỏi hay thắc mắc gì về công ty không?

Hãy hỏi về định hướng phát triển công ty, điều kiện làm việc hiện tại. Và hãy đặt câu hỏi khai thác được kinh nghiệm của người khác

Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?

Hãy mô tả vài điểm mạnh của bạn phù hợp với vị trí công việc. Và hãy kể lại những hoạt động nhỏ mà bạn đã đạt được đôi khi lại được đánh giá cao

Bạn thấy mình đã thay đổi như thế nào trong những năm vừa qua?

Dựa vào trải nghiệm cá nhân của mình. Các bạn hãy tự đánh giá bản thân mình qua các công việc và các bài học rút ra sau mỗi công việc và môi trường làm việc khác nhau.

Bạn đánh giá công việc như thế nào là tốt?

Hãy trả lời một cách khôn ngoan và khéo léo ví thử như: công việc này phù hợp với khả năng của bản thân, môi trường làm việc tốt, công việc có nhiều điều mới lạ cho tôi tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm

Tại sao chúng tôi nên chọn một người không có kinh nghiệm như bạn?

Với câu hỏi phỏng vấn này bạn nên trả lời về những trải nghiệm về công việc, thành tựu nhỏ bạn đã đạt được và những bài học kinh nghiệm sau khi kết thúc công việc đó. Và thể hiện một thái độ cầu tiền trong công việc.

Bạn có hay tham gia các hoạt động ngoại khóa không?

Bạn hãy trả lời về các trải nghiệm hoạt động ngoại khóa mà bạn đã từng tham gia để nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn có là một người năng động hay tham gia các hoạt động đoàn thể. Và đánh giá được khả năng làm việc nhóm của bạn. Nếu bạn chưa tham gia hoạt động nào thì hãy giải thích thời gian đó bạn tập chung vào công việc khác

Bạn có ngại đi công tác xa không?

Tôi thấy việc đi công tác xa là một phần của công việc này, và tôi có đầy đủ các phương tiên để phục vụ cho việc đi lại. Và tôi có thể đáp ứng theo yêu cầu luân chuyển của công ty

Bên cạnh việc chuẩn bị một kiến thức tốt khi phỏng vấn thì các bạn cũng cần chú ý đến vấn đề trang phục không thể vừa đi phỏng vấn lại ăn mặc xuề xòa được đúng không nào?  Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những người có trang phục ăn mặc chuyên nghiệp hơn. Tiêu chí hàng đầu khi tuyển nhân sự đó là chọn người phù hợp nhất không phải những người giỏi nhất. Trên đây toàn bộ là những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và cách trả lời. Chúc các bạn thành công!

Bình luận

Xem thêm các dịch vụ khác

Hotline tư vấn miễn phí